Từ vụ nợ 8,5 triệu vọt lên 8,8 tỷ: Có hai điều 'sống còn' phải nhớ khi dùng thẻ tín dụng

Từ vụ nợ 8,5 triệu vọt lên 8,8 tỷ: Có hai điều ‘sống còn’ phải nhớ khi dùng thẻ tín dụng

178 Lượt xem

Content Writer

Tuấn Cảnh

Mình là một người đang dùng thẻ tín dụng và giống như bao người khác, mình cũng rất hoảng hốt khi nghe thông tin về vụ nợ 8, 5 triệu vọt lên thành 8,8 tỷ đồng.

Hiện tại nhiều người còn lo lắng đi hủy thẻ tín dụng nhưng mình nghĩ việc này là không nên vì thực ra thẻ này vẫn còn rất nhiều lợi ích (với những người phù hợp). Nên mình quyết định không hủy thẻ mà lên mạng tìm hiểu.

Mình đọc được một bài trên báo online nào đó rất hay của một chuyên gia ngân hàng chia sẻ về 2 điều cần nhớ khi dùng thẻ tín dụng để không bị cộng nợ.

Mình chia sẻ lại ở đây cho mọi người cùng biết nhé!

Theo như ông Phan Hoàng Quân, chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân Công ty cổ phần FIDT khuyến cáo: Khi dùng thẻ tín dụng, khách hàng phải đặc biệt chú ý đến 2 vấn đề. Đó là các khoản phí chìm và tránh mở nhiều thẻ tín dụng.

Thứ nhất: Chi phí chìm là những gì

Chi phí chìm là các loại phí phát sinh trong quá trình dùng thẻ tín dụng mặc dù chủ thẻ không chi tiêu gì. Cơ bản nhất là phí thường niên. Đây là một loại phí thường thấy ở hầu hết các loại thẻ tín dụng và tất cả các ngân hàng. Sẽ có một số loại thẻ miễn phí thường niên trọn đời, nhưng cũng có những loại thẻ chỉ miễn phí 1-2 năm đầu. Khi phát sinh phí thường niên, ngân hàng sẽ tự động tính phí trong thẻ, như vậy là người tiêu dùng đã mất tiền.

Chi phí chìm là gì?

Ngoài ra, điều quan trọng không kém là cần cẩn trọng với các gói dịch vụ miễn phí. Có thể kể đến một vài dịch vụ như Spotify, Netflix, Apple TV…

Tùy từng trường hợp mà người dùng có thể nhận được từ 1-2 tháng miễn phí dịch vụ, thậm chí là 3 tháng hoặc hơn. Tuy nhiên khi đăng ký bắt buộc phải thêm thẻ ngân hàng. Nếu người dùng thêm thẻ tín dụng, hết thời gian được dùng miễn phí vài tháng đầu đó, dịch vụ bắt đầu trừ tiền trong thẻ.

Thứ hai, vì sao không nên dùng nhiều thẻ tín dụng cùng một lúc

Nếu chỉ có một thẻ, người dùng có thể dễ dàng nắm được sao kê hàng tháng của thẻ thông qua tin nhắn hoặc email và nhanh chóng xử lý.

Nếu sử dụng quá nhiều thẻ, không quản lý tốt dẫn đến bỏ qua thông báo, các chi phí định kỳ hàng tháng này có thể tăng lên, từ đó khiến người dùng vô tình tăng số nợ thẻ tín dụng. Và nếu vẫn không thanh toán đúng hạn, việc dính phải nợ quá hạn, bị ngân hàng tính lãi suất cao là điều khó tránh khỏi.

“Nếu mở quá nhiều thẻ, đôi khi thông báo đến mà chính họ không biết đó là thông báo của thẻ nào và có thể bỏ qua. Một số trường hợp còn tiết kiệm chi phí bằng cách bỏ qua đăng ký dịch vụ thông báo sao kê qua tin nhắn điện thoại. Như vậy rất dễ dẫn đến việc bỏ qua thông báo, khoản phí thường niên chuyển thành khoản nợ quá hạn hết năm này qua năm khác khiến tiền nợ tín dụng tăng lên”, vị chuyên gia phân tích.

Chuyên gia tài chính cũng nhắc nhở khách hàng tuyệt đối không đứng tên mở thẻ tín dụng hộ. Bởi vì rất có thể người đứng tên mở thẻ sẽ phải gánh khoản nợ ngân hàng một khi người sử dụng thẻ cố tình chây ỳ không trả nợ. Khi phát sinh nợ xấu dẫn đến tranh chấp giữa khách hàng và ngân hàng, phần thiệt thòi sẽ thuộc về người đứng tên mở thẻ bởi hợp đồng đứng tên và có chữ ký của người mở thẻ.

Vụ việc nợ thẻ tín dụng lên đến 8 tỷ 8

Trước đó, du luận được phen xôn xao vì vụ việc một khách hàng ở Quảng Ninh nợ tín dụng 8,5 triệu bỗng vọt lên thành hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm.

Theo thông tin được đăng tải, ông P.H.A. (Quảng Ninh) bị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013, đến nay nợ lãi phát sinh thành 8,84 tỷ đồng. 

Theo ngân hàng, ông H.A. thực hiện mở thẻ Master Card tại Eximbank chi nhánh Quảng Ninh vào ngày 23/3/2013 với hạn mức 10 triệu đồng.

Khách hàng sau đó phát sinh 2 giao dịch thanh toán vào các ngày 23/4/2013 và 26/7/2013 tại một điểm chấp nhận giao dịch. Từ ngày 14/9/2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã chuyển thành nợ xấu, thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo là gần 11 năm. Ngay sau đó, ngân hàng đã thực hiện nhiều bước để thu hồi khoản nợ của ông H.A.

Ngân hàng này khẳng định thêm việc phát thông báo nghĩa vụ nợ cho khách hàng là hoạt động nghiệp vụ thông thường trong quá trình xử lý, thu hồi nợ. Tính đến nay, ngân hàng chưa nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ khách hàng.

» Xem thêm: 7+ NGÂN HÀNG MỞ THẺ TỐT NHẤT VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI NHẤT HIỆN NAY

Tuy nhiên, vị khách hàng khẳng định bản thân là bị hại khi không tiêu 8,5 triệu đồng trong thẻ tín dụng. Thời điểm tháng 3/2013, vị này có nhờ một nhân viên làm việc tại chi nhánh Eximbank ở Quảng Ninh làm cho một thẻ tín dụng nhưng thực tế sau đó không được nhận thẻ tín dụng này.

Trong lần làm việc cuối cùng vào khoảng giữa năm 2022 tại nhà ông với đại diện ngân hàng, bản thân ông A. cũng đã đề nghị làm rõ dấu hiệu lừa đảo khách hàng của nhân viên kia.

Tag:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *